Showing posts with label ly giay nong. Show all posts


LY GIẤY THÔNG DỤNG DÀNH CHO CỬA HÀNG NHỎ.


Hiện nay, các quán cà phê và cửa hàng đồ uống thường chuộng các loại cốc giấy dùng một lần bởi tính tiện lợi cho cả người bán và khách hàng. Trong đó, cốc giấy nóng là cốc được thiết kế để đựng những đồ uống nóng như cà phê, trà hay sôcôla.

Cốc giấy nóng có rất nhiều loại, cốc sử dụng 2 lớp giấy dán liền vào nhau hoặc dán miệng và đáy ở giữa có khoảng cách là một lớp không khí, hoặc có thể tạo sóng cho lớp giấy bên ngoài – Loại này chịu nóng và giữ nóng rất tốt.


Ly giấy nóng (Cốc giấy nóng) Plain White hay Mocha là loại cốc lý tưởng đối với các đồ uống ấm nóng; riêng với cà phê đang ở nhiệt độ sôi, việc cầm ly giấy không có lớp giấy bọc bên ngoài trên tay có thể khiến bạn bị bỏng. Loại cốc giấy một lớp không có lớp lót bổ sung nào để giữ nhiệt cho đồ uống.

Loại Ly giấy(cốc giấy) 2 lớp có lớp cách nhiệt được thiết kế đặc biệt để giữ cho đồ uống luôn ấm nóng. Cơ chế giữ nhiệt của các lớp giấy này tương tự như một chiếc phích, giữ lại không khí để ngăn cản sự thoát nhiệt, đồng thời bảo vệ tay người dùng khỏi đồ uống quá nóng
Hotline :. 0905 331 768 Nguyễn Tuấn

Cốc giấy – Cốc nhựa Polystyrene

Điều cần biết về cốc giấy nóng

Hiện nay, các quán cà phê và cửa hàng đồ uống thường chuộng rất nhiều loại chất liệu làm cốc khác nhau. Sự khác biệt chủ yếu nằm ở chất cách nhiệt trong mỗi loại cốc giấy. Vậy đâu là chất liệu cách nhiệt hiệu quả nhất?

Cuộc thử nghiệm khả năng giữ nhiệt được thực hiện bằng cách đổ 200ml nước nóng vào cả 2 loại cốc trên. Dùng nhiệt kế đo nhiệt độ của nước một phút một lần trong tối thiểu là 10 phút, sau đó làm lại trong khoảng 20 phút và 30 phút. Những con số là cách giải thích trực quan nhất để dễ dàng xác định loại cốc nào có khả năng cách nhiệt hiệu quả hơn.

Kết quả cho thấy trong 5 phút đầu tiên, nước ở trong cả 2 cốc đều giảm nhiệt rất nhanh, từ khoảng 100oC xuống còn khoảng 90oC. Tuy nhiên, nước trong cốc Polystyrene nguội lâu hơn đáng kể so với cốc giấy: mức nhiệt trong cốc Polystyrene sau khoảng thời gian 25 phút là 80oC trong khi của cốc giấy chỉ là 70oC. Như vậy, ly nhựa(cốc nhựa) Polystyrene cách nhiệt tốt hơn cốc giấy, tuy nhiên, một số công ty thực phẩm hiện đang sử dụng loại cốc giấy loại 2 lớp, có một túi khí ở giữa để giữ nhiệt tương tự như một lớp cách nhiệt bổ sung. Song vẫn cần thêm nhiều cuộc thử nghiệm mới có thể xác định được liệu loại cốc giấy có túi khí này có cách nhiệt tốt hơn cốc Polystyrene hay không.





Cốc giấy phân hủy sinh học

Điều cần biết về cốc giấy nóng

Gần đây rất nhiều người quan tâm đến việc sử dụng cốc phân hủy sinh học. Sản phẩm này đã trở thành một hiện tượng bởi loại cốc giấy truyền thống được tráng một lớp bên ngoài bằng nhựa PE (còn gọi là Polyethylene) lại có lớp lót làm bằng các chất liệu không thể tái sinh. Tất nhiên lớp lót này có tác dụng chống thấm nước rất cần thiết với cốc giấy, bởi vậy để giảm thiểu tác hại của cốc giấy đến môi trường, chỉ còn cách duy nhất là thay thế chất liệu nhựa PE bằng một chất liệu khác thân thiện với môi trường.

Và thế là loại cốc giấy phân hủy sinh học mới ra đời, sử dụng lớp lót bằng axit Polylatic (PLA) thay vì chất liệu Polyethylene (PE) truyền thống. Trước đây, PLA được sử dụng chủ yếu để làm cốc nhựa dành riêng cho đồ uống lạnh do nó có thể bị hòa tan nếu gặp đồ uống nóng. Tuy nhiên, một công thức mới nhất đã xử lý yếu tố nhiệt độ để biến chất liệu này phù hợp với loại cốc giấy một lần dùng được cho cả đồ uống nóng.

Cốc giấy PLA – cốc giấy PE

Có rất nhiều thông tin về những lợi ích đối với môi trường của việc sử dụng lớp tráng PLA, đặc biệt về việc tiêu hủy cốc tại các bãi xử lý rác thải. Những bãi xử lý này được thiết kế đặc biệt nhằm ngăn chặn sự phân hủy vật liệu bởi quá trình phân hủy như thế thải ra một lượng khí metan vô cùng nguy hiểm.

Ưu điểm chính của cốc giấy PLA là chất liệu có thể tái sinh chiếm khoảng 5% trong mỗi chiếc cốc giấy một lớp thông thường.

Để việc sử dụng cốc giấy dùng một lần không ảnh hưởng xấu đến môi trường, những cốc giấy đã qua sử dụng cần phải được tái chế trong điều kiện thích hợp, bao gồm cả cốc giấy PE và PLA.

Tái chế cốc giấy

Ý thức được mặt tiêu cực của việc sử dụng ly, cốc giấy, người ta đã tiến hành một phương pháp tái chế khá hiệu quả thông qua chương trình có tên gọi “tiết kiệm một chiếc cốc” áp dụng cho cốc giấy, chương trình này sẽ thu gom các loại cốc giấy và đưa chúng đến nhà máy xử lý phù hợp.

Bên cạnh đó, nhiều công ty chuyên cung cấp sản phẩm đã và đang cố gắng tìm nhiều giải pháp để có thể hạn chế phần nào tác động xấu của cốc giấy đến môi trường. Ví dụ như Costa – hãng cung cấp hơn 100 triệu ly, cốc giấy mỗi năm cho thị trường Vương quốc Anh – đã tung ra một loại ly, cốc “thế hệ mới” làm bằng bột giấy được chứng nhận FSC và có khả năng tái chế sau khi đã sử dụng. Chuỗi cafe Starbucks nổi tiếng của Mỹ từ năm 2006 cũng đã bắt đầu sử dụng 10% ly, cốc giấy tái chế và đặt mục tiêu sẽ dùng 100% ly, cốc giấy tái chế vào năm 2015.

LY GIẤY VĂN PHÒNG

Các loại cốc giấy, ly giấy  dùng trong văn phòng, được sử dụng một lần hiện được ưa chuộng vì sự thuận tiện của chúng đem lại. Tuy nhiên, chúng đều có thành phần nhựa hoặc được tráng một lớp nhựa chống thấm bên ngoài. Nếu không được xử lý tốt, lớp nhựa này dễ bị hư, biến dạng ra khi dùng ly giấy ở nhiệt độ cao.


Theo kỹ sư Nguyễn Kim Huệ, Viện Công nghiệp Giấy và Xenlulô, có hai loại giấy chính dùng làm cốc giấy, ly giấy dùng một lần, đó là giấy có tráng lớp nhựa chống nước bên ngoài và giấy keo bền nước.
Giấy có tráng nhựa chống thấm thường được sản xuất bằng công nghệ phun nhũ tương lớp nhựa mỏng lên giấy, sau đó chuyển qua quá trình đóng rắn hay gia nhiệt để lớp giấy và nhựa gắn liền vào nhau. Vì thế, mặc dù lớp giấy của loại san pham ly giay này có thể kém bền nhưng do có nhựa bao bên ngoài nên có thể chịu được nước.



Có nhiều loại nhựa được dùng làm lớp bao phủ này. Các nước tiên tiến chủ yếu dùng nhựa PE, trong khi đó, theo kỹ sư Huệ, ở Việt Nam loại nhựa chủ yếu được sử dụng là PVC. Cơ sở sản xuất nào dùng lớp nhựa và keo tốt, quy trình gia công đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng thì khi sử dụng, cốc giấy sẽ ít có nguy cơ bị bong, tróc, tang các hóa chất này ra. Trong trường hợp ngược lại, nguy cơ chất keo, nhựa và bột giấy trộn bị thôi, bục ra và lẫn vào thực phẩm sẽ khá lớn, nhất là trong điều kiện nhiệt độ cao.
Một số loại coc giay được làm từ giấy có trộn phụ gia chống thấm nước. Loại giấy này được sản xuất trên công nghệ sử dụng keo chứa melamin, ure hoặc phenol, là phụ gia chống thấm mạnh. Các chất này có các mạch sợi ngang, vòng, cong… ngăn được nước. Vì thế, bột giấy sẽ không tan trong điều kiện bình thường như nhiệt độ nước nóng khoảng 40 – 70 độ C.


Kỹ sư Nguyễn Kim Huệ, tiến sĩ Nguyễn Gia Điền (Viện Hóa học) đều cho biết, việc sử dụng cốc giấy ở các nước tiên tiến đã trở thành phong cách tiêu dùng từ hàng chục năm nay. Ly giấy có thể được dùng cho cả nước nóng và lạnh. Muốn vậy, nguyên liệu làm cốc phải đảm bảo được các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng giấy, nhựa, phụ gia… Nếu quy trình sản xuất cũng như nguyên liệu đầu vào không đảm bảo, sự tiện lợi là không đáng kể so với những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
Tuy nhiên, vấn đề liên quan đến sự bất lợi cho sức khoẻ không chỉ ở các cơ sở sản xuất mà còn ở chính người tiêu dùng. Cốc, đĩa sau khi dùng một lần trông vẫn còn rất mới nên không ít người cất đi để dùng thêm một vài lần sau nữa, dẫn đến nguy cơ nhiễm hóa chất nguyên liệu của cốc đĩa giấy.
Vì dùng đi dùng lại, bột giấy và các chất keo, nhựa, hóa chất bong, vữa ra sẽ lẫn vào đồ ăn, đồ uống. Cốc giấy để lâu bị ẩm mốc cũng chính là ổ chứa vi trùng, vi khuẩn gây bệnh.
Chính vì những tính chất bảo vệ sức khoẻ mỗi chúng ta mà Công ty ly giấy Phúc Thịnh ra đời nhằm đáp ứng được những sản phẩm ly giấy rất đa dạng và nhiều mẫu ly giấy khác nhau không những …… công ty chúng tôi đang mang lại cho bạn nhiều sự lựa chọn và một cạch nhìn tổng quát hơn về những ly giấy, cốc giấy

Thế giới bao bì thực phẩm

Powered by Blogger.